Bệnh quai bị thường bùng phát thành dịch ở nhóm trẻ học mẫu giáo, tiểu học, cũng có khi bệnh xảy ra ở người lớn nhưng tỷ lệ thấp. Bản chất của bệnh tuy lành tính nhưng nếu không điều trị đúng cách có thể gây vô sinh, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Bài viết dưới đây của arizonalawonline.com sẽ giúp bạn hiểu rõ quai bị là gì, dấu hiệu nhận biết sớm.
I. Bệnh quai bị là gì?
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và có khả năng lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tập hoặc hít phải giọt bắn hô hấp trong không khí của người bệnh.
Virus gây bệnh quai bị chủ yếu ảnh hưởng đến tuyến nước bọt nằm ở gần tai, gây sưng một hoặc hai tuyến nước bọt. Theo các chuyên gia sức khỏe, quai bị không phải bệnh lý nghiêm trọng, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, virus gây bệnh cũng có nguy cơ lây nhiễm sang người lớn và gây ra một số biến chứng nghiêm trọng.
II. Những dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị
Dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị thường là sưng tuyến nước bọt khiến cho vùng má phình to ở một bên hoặc cả hai bên. Ngoài ra, quai bị cũng có một số triệu chứng khác như:
- Sốt cao
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Đau đầu
- Tuyến nước bọt đau nhức, khó nuốt, khó nhai
- Buồn nôn
- Đau cơ, toàn thân nhức mỏi
- Sưng bìu, đau tình hoàn
Hầu hết người bị quai bị phục hồi hoàn toàn trong vòng 2 tuần kể từ khi có dấu hiệu của bệnh.
III. Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị
Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị là do mumps virus gây ra. Loại virus này có khả năng lây nhiễm nhanh chóng từ người sang người thông qua hô hấp, giọt bắn nước bọt của người bệnh hoặc đường ăn uống.
Nếu bạn chưa có khả năng miễn dịch với virus quai bị thì có thể nhiễm bệnh khi hít phải giọt nước bọt, dịch tiết hô hấp từ người bệnh khi nói chuyện, hắt hơi. Bên cạnh đó, bạn cũng có khả năng mắc quai bị nếu dùng chung vật dụng như cốc, đũa, bát hoặc tiếp xúc gần với người bệnh.
Khi bị nhiễm bệnh, virus nhanh chóng nhân lên ở tỵ hầu và hạch bạch huyết, đặc biệt tăng cao trong huyết thanh và lan ra các cơ quan khác sau khoảng 12-15 nhiễm bệnh. Bệnh quai bị có khả năng lây nhiễm từ 6 ngày trước khi cơn toàn phát sưng tuyến mang tai đến 2 tuần sau khi có những triệu chứng toàn phát.
IV. Một số biến chứng bệnh quai bị cần lưu ý
Bệnh quai bị tuy lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy những biến chứng bệnh quai bị là gì?
1. Viêm tinh hoàn
Đây là biến chứng dễ gặp nhất ở trẻ nhỏ, một số trường hợp ở người lớn và thanh thiếu niên. Nếu bị viêm tinh hoàn do quai bị người bệnh sẽ thấy tinh hoàn sưng to gấp khoảng 2-3 lần so với bình thường, mệt mỏi, sốt cao và đau bìu.
Có khoảng 30% trường hợp người bị quai bị viêm tinh hoàn sẽ teo tinh hoàn, khiến chất lượng và số lượng tinh trùng bị ảnh hưởng dẫn đến nguy cơ vô sinh.
2. Viêm buồng trứng
Viêm buồng trứng do quai bị thường cảm thấy đau bụng âm ỉ, khí hư ra nhiều bất thường, xuất hiện từng cơn đau quặn, co giật. Biến chứng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm buồng trứng mãn tính, u nang buồng trứng, buồng trứng bị mưng mủ… ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của phụ nữ.
3. Viêm não
Khi đi vào cơ thể, virus quai bị có thể tấn công hệ thần kinh trung ương làm tăng nguy cơ bị viêm màng não, viêm não. Biến chứng này dễ gặp ở người lớn hơn so với trẻ nhỏ.
4. Điếc vĩnh viễn
Đây là biến chứng rất hiếm gặp khi mắc quai bị, thường xảy ra ở giai đoạn khởi phát của bệnh do virus làm tổn thương ốc tai. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ bị điếc vĩnh viễn.
V. Phương pháp điều trị bệnh quai bị
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh quai bị, chủ yếu vẫn là hỗ trợ, chăm sóc người bệnh.
- Khi có dấu hiệu đau ở khu vực mang tai, bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác. Bởi vì viêm tuyến nước bọt không nhất thiết là do virus quai bị mà có thể do vi khuẩn, virus khác gây ra.
- Có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt để giảm những triệu chứng của quai bị.
- Uống nhiều nước để bù nước, chất điện giải.
- Có thể chườm mát để giảm sưng, giảm đau tuyến nước bọt.
- Hạn chế ăn các thực phẩm cứng, thức ăn nhiều gia vị, có tính acid. Nên ăn đồ mềm, dễ nhai và dễ nuốt.
- Chỉ dùng thuốc kháng sinh cho trường hợp nghi ngờ bội nhiễm và phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi thoải mái, không nên tiếp xúc với trẻ nhỏ, những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao.
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên, súc họng bằng nước muối hàng ngày.
Biện pháp phòng ngừa quai bị hiệu quả nhất là tiêm vắc xin sởi quai bị rubella hoặc vaccin quai bị. Không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn, phụ nữ đang có kế hoạch mang bầu cũng cần tiêm phòng quai bị.
- Người lớn: tiêm 1 liều duy nhất trên bắp tay.
- Trẻ em: tiêm mũi thứ nhất khi được 12-18 tháng tuổi; mũi thứ 2 khi từ 3-5 tuổi hoặc trước khi đi học; thời gian tiêm hai mũi nên cách nhau ít nhất 1 tháng.
- Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên thực hiện xét nghiệm trước khi tiêm phòng vắc xin quai bị. Trong vòng 1 tháng sau khi tiêm cần tránh mang thai.
- Đối với phụ nữ đang mang thai, cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng quai bị.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã biết được quai bị là gì và cách phòng ngừa hiệu quả. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo để có thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe nhé.