HR là gì? Vai trò của HR trong doanh nghiệp

HR là gì? Vị trí này không chỉ có nhiệm vụ là tuyển dụng mà còn có rất nhiều công việc khác nhau như lập kế hoạch đào tạo nhân viên mới, giúp nhân viên gia nhập với văn hóa của công ty…. Để hiểu rõ hơn về công việc này hãy tham khảo ngay nội dung này của arizonalawonline.com nhé.

I. HR là gì?

HR
HR chính là ngành quản trị nguồn nhân lực
HR là viết tắt của từ Human Resources hoặc Human Resource, có nghĩa là quản trị nhân sự, nguồn nhân lực. Nhiệm vụ của HR bao gồm tuyển dụng, đào tạo nhân sự, phát triển nguồn nhân lực, trả lương…
Đây là một thuật ngữ hiện đại được sử dụng để mô tả công việc quản lý, phát triển nhân viên của một tổ chức nào đó. Quản lý nguồn nhân sự bao gồm việc giám sát tất cả những công việc liên quan đến việc quản lý một tổ chức nhân lực.

II. Nhiệm vụ của HR như thế nào?

Cơ bản bộ phận HR sẽ chịu trách nhiệm thực hiện những công việc liên quan đến nhân sự của doanh nghiệp. Vậy cụ thể, những nhiệm vụ của HR là gì, đó là:

1. Giải quyết những vấn đề nhân sự hiện tại

Bộ phận HR trong doanh nghiệp sẽ thực hiện việc giám sát những công việc thường ngày của nhân viên; giải quyết các vấn đề liên quan đến lương, thưởng, bảo hiểm, những khoản đầu tư cho nhân viên.
Họ sẽ xây dựng các chính sách nhân sự, chương trình chăm sóc sức khỏe cho các nhân viên trong doanh nghiệp, công ty. Có thể nói, HR chính là đầu mối liên lạc khi có những chuyện không may xảy ra với người lao động trong công ty, doanh nghiệp.

2. Tuyển nhân viên mới

Một trong những nhiệm vụ của HR chính là thực hiện việc tuyển dụng nhân sự mới. Cụ thể, sẽ bao gồm các công việc như đăng tin tuyển dụng, tìm kiếm và thu hút các ứng viên cho doanh nghiệp; tổ chức phỏng vấn, đánh giá và lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu tuyển dụng.

HR
HR đóng vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp

3. Quản lý quy trình nghỉ việc của nhân viên

HR không chỉ giải quyết các vấn đề nhân sự hiện tại, nhân sự mới mà còn thực hiện xảu lý quy trình nghỉ việc khi có nhân viên xin nghỉ việc hoặc bị buộc thôi việc. Bộ phận nhân sự sẽ xử lý những vấn đề liên quan đến hợp đồng, bảo hiểm, các tài liệu, công việc cần bao giao.

4. Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên

Bộ phận quản lý nhân sự sẽ xây dựng, tổ chức những chương trình đào tạo, tập huấn với mục đích là nâng cao năng suất làm việc của nhân viên. Đồng thời tạo ra môi trường làm việc tích cực, hiệu quả.

III. Những kỹ năng cần có của HR

Chắc chắn khi nắm được những công việc của HR là gì, bạn có thể trang bị, trau dồi cho mình những kỹ năng cần có của nghề này, đó là:

1. Kỹ năng giao tiếp

HR
Một HR giỏi phải có khả năng giao tiếp, thuyết phục tốt
Người quản lý nhân sự cần có khả năng giao tiếp tốt với một hoặc một nhóm người. Họ cần phải nhạy bén, khéo léo trong lời ăn tiếng nói để tránh xảy ra những mâu thuẫn không cần thiết.
Đồng thời, HR cũng là một chuyên gia tâm lý để hiểu rõ tính chất của từng vị trí công việc, qua đó sẵn sàng hỗ trợ nhân viên và đưa ra những lời khuyên thích hợp.

2. Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Đây là kỹ năng hỗ trợ HR thay mặt doanh nghiệp thương lượng, thỏa thuận với nhân viên mới, cũ về lương thưởng. Đứng ra hòa giải những xung đột, tranh chấp giữa nhân sự với doanh nghiệp. Bên cạnh đó là thuyết phục các cấp trên chấp nhận, phê duyệt những kế hoạch do bộ phận nhân sự đề xuất.

3. Chịu được áp lực cao

Đây là yêu cầu tối thiểu của nhân viên bộ phận HR. Hàng ngày, quản lý nhân sự phải đối mặt với nhiều công việc khác nhau. Nếu bạn không rèn cho mình kỹ năng chịu được áp lực thì sẽ dễ căng thẳng khi làm việc.

4. Kỹ năng lắng nghe

Để trau dồi những kiến thức chuyên môn và nâng cao kỹ năng của mình, HR cần phải biết lắng nghe. Đi sâu sát với nhân viên và kịp thời điều chỉnh những tình huống trong quan hệ lao động.

5. Kỹ năng làm việc nhóm

HR
HR phải luôn biết lắng nghe những khó khăn của nhân sự
Đối với những doanh nghiệp lớn có chính sách bài bản thì bạn không thể nào đảm nhận nhiều công việc cùng một lúc mà chỉ có thể đảm nhận từng phần.
Do đó, trong công việc bạn luôn cần đến sự hỗ trợ của những phòng ban, bộ phận khác. Vì thế mà bạn cần phải hòa đồng với mọi người để hoàn thành tốt công việc được giao.

IV. Một số vị trí công việc trong ngành HR

Dưới đây là những vị trí phổ biến trong ngành nhân sự, giúp bạn hiểu rõ HR là gì. Tuy nhiên, những vị trí này có thể thay đổi theo nhu cầu của doanh nghiệp.

1. Giám đốc nhân sự

Đây là vị trí cao nhất trong ngành HR, họ là người chịu trách nhiệm trong việc đưa ra những quyết định, xây dựng chiến lược để phát triển doanh nghiệp. Giám đốc nhân sự thường có ở những doanh nghiệp quy mô lớn.

2. Trưởng phòng nhân sự

Vị trí này có nhiệm vụ là lên kế hoạch, xây dựng, điều phối hoạt động quản trị trong công ty, doanh nghiệp. Trưởng phòng nhân sự đóng vai trò là cầu nối giữa lãnh đạo với nhân viên.

3. Quản trị hành chính nhân sự

HR
Ngành HR gồm nhiều vị trí đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau
Quản trị nhân sự – hành chính sẽ thực hiện công việc quản lý, sắp xếp hồ sơ của nhân viên; cập nhật dữ liệu về nguồn nhân lực cho công ty, doanh nghiệp cũng như chuẩn bị các tài liệu về nhân sự.
Bên cạnh đó, vị trí này cũng hỗ trợ cho việc chuẩn bị những hoạt động, sự kiện liên quan như hội chợ việc làm, hội thảo…

4. Chuyên viên tuyển dụng

Vị trí chuyên viên tuyển dụng có nhiệm vụ liên quan đến việc tuyển dụng nhân sự cho công ty, doanh nghiệp.
Công việc cụ thể bao gồm tìm kiếm, tiếp cận các ứng viên tiềm năng, đảm nhận vai trò là cấu nối giữa người ra quyết định tuyển dụng với ứng viên, cũng như giám sát quá trình tuyển dụng.

5. Chuyên viên đào tạo, phát triển

Đây là vị trí lên kế hoạch, xây dựng và tổ chức những hoạt động, chương trình đào tạo, tập huấn để phát triển các kỹ năng của nhân sự.

6. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi

Các chuyên viên tiền lương và phúc lợi có nhiệm vụ là đảm bảo lợi ích, giám sát việc bồi thường, quản lý thông tin, dữ liệu về tiền lương, phúc lợi của nhân viên cũng như đánh giá hiệu suất làm việc. Vị trí này cần phải cập nhật thông tin mới về quy định phúc lợi cho người lao động thường xuyên.
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết HR là gì và những thông tin liên quan đến ngành nghề này. Có thể thấy, HR là bộ phận không thể hiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn thành công. Nếu yêu thích ngành HR thì đừng ngại mình thử sức nhé. Chúc bạn thành công.