JD là gì? Đây là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng kích thích và tạo sự hứng thú với ứng viên khi đang tìm việc làm. Thế nhưng không phải nhà tuyển dụng nào cũng biết cách tạo một JD lôi cuốn. Vậy nên bài viết dưới đây arizonalawonline.com chúng tôi sẽ giúp các nhà tuyển dụng giải quyết được khó khăn đó.
I. Tìm hiểu JD là gì?
JD là viết tắt của từ Job Description, có nghĩa là bản mô tả công việc chi tiết, cụ thể. JD sẽ tóm tắt chức năng, nhiệm vụ, công việc… mà nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên và vị trí này đang được tuyển dụng.
Một bản mô tả công việc thường được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu để ứng viên có thể hình dung ra công việc cần làm của vị trí đó.
Như vậy, một JD tiêu chuẩn sẽ thể hiện được các ý nghĩa sau:
- Ứng viên có thể hiểu được trách nhiệm của công việc, điều mà họ cần làm khi trúng tuyển vị trí đó ở doanh nghiệp là gì.
- Định hướng mục tiêu cũng như tiêu chuẩn cho ứng viên nhằm hoàn thành công việc.
- Tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn với các đơn vị khác cùng lĩnh vực.
II. Nội dung cần có trong JD
Những nội dung trong một bản JD thường khá đa dạng và phụ thuộc vào vị trí của công việc nên sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên với một bản JD cơ bản sẽ bao gồm các nội dung như sau.
1. Thông tin doanh nghiệp, công ty tuyển dụng
Thực tế, các ứng viên có xu hướng bị thu hút bởi những công ty, doanh nghiệp có tiếng trên thị trường. Vậy nên, phần đầu tiên trong JD là gì, đó chính là thông tin giới thiệu về công ty, đôi nét về văn hóa của công ty.
Bởi đây được xem là cơ sở quan trọng để ứng viên có thể tìm hiểu thêm những thông tin về doanh nghiệp, công ty như văn phòng, địa chỉ, văn hóa… trên các trang mạng xã hội, Google hoặc người quen từng làm việc ở đó.
2. Thông tin vị trí công việc
Phần này sẽ giúp ứng viên hình dung ra được đầu mục công việc cần thực hiện của vị trí đang tuyển dụng. Đây cũng là căn cứ quan trọng để ứng viết biết và hiểu về những gì mình cần phải làm khi ứng tuyển.
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng cần nêu rõ vị trí đó có vai trò, cấp bậc như thế nào, các thông tin về thời gian làm việc…
3. Thái độ, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của ứng viên
Những thông tin về kinh nghiệm, kỹ năng làm việc rất được các ứng viên quan tâm khi đọc bản mô tả công việc. Thông thường các ứng viên sẽ có xu hướng sợ những công việc yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt là sinh viên mới ra trường.
Vì thế, việc nhà tuyển dụng ghi càng chi tiết về yêu cầu, kinh nghiệm trong JD sẽ giúp nhanh chóng tìm được ứng viên phù hợp.
4. Lương, quyền lợi, chính sách của công ty
Đây là những thông tin cực kỳ thu hút các ứng viên. Bởi chẳng có lý do gì để bạn bỏ qua công việc có mức lương cao, chính sách đãi ngộ tốt cả. Vậy nên, nhà tuyển dụng nên ghi rõ các quyền lợi, chính sách mà công ty, doanh nghiệp mang đến cho ứng viên nhé.
5. Thông tin địa chỉ, thời hạn tuyển dụng
Đó là số điện thoại, địa chỉ email để ứng viên liên hệ, gửi CV ứng tuyển. Đây cũng là phương tiện để nhà tuyển dụng và ứng viên có thể trao đổi thêm thông tin với nhau.
Ngoài ra, thời gian ghi trong JD chính là thời điểm muộn nhất mà nhà tuyển dụng còn tuyển vị trí đó. Tuy nhiên, trên thực tế các công ty, doanh nghiệp thường tìm được ứng viên sớm hơn so với thời gian ghi trên JD. Vì thế mà ứng viên nên lưu ý điều này để sớm có được công việc ưng ý.
III. Bí quyết để viết JD thu hút ứng viên
Tìm được ứng viên xuất sắc luôn là mong muốn của các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên có thể do chưa hiểu rõ tầm quan trọng của JD là gì nên nhiều nhà tuyển dụng chưa biết cách viết bản mô tả công việc sao cho hấp dẫn, thu hút ứng viên. Dưới đây là một số bí quyết, cùng tham khảo nhé.
1. Viết một cách cụ thể
JD chính là bản mô tả công việc chi tiết nên nhà tuyển dụng không thể viết thông tin một cách chung chung được. Bởi điều đó sẽ khiến ứng viên không hiểu rõ vị trí đó làm công việc gì. Đồng thời nhà tuyển dụng cũng sẽ mất thời gian để giải thích, giới thiệu lại cho ứng viên.
Ngoài ra, những bản mô tả công việc chung chung còn khiến ứng viên hiểu lầm về vị trí tuyển dụng và chính nhà tuyển dụng cũng gặp khó khăn.
Không sử dụng những từ ngữ sáo rỗng, hoa mỹ mà thay vào đó nên đi thẳng vào việc mô tả kỹ năng cần thiết để tìm ra ứng viên phù hợp một cách nhanh nhất.
2. Nếu rõ vị trí tuyển dụng
Các ứng viên luôn muốn biết rõ về vị trí, vai trò của mình trong công ty, doanh nghiệp là gì. Nó sẽ giúp ứng viên hình dung được rằng liệu họ có phù hợp với vị trí này hay không. Bên cạnh đó là cơ hội phát triển, khi ứng tuyển vào vị trí này sẽ được học hỏi thêm những gì…
Vì thế, các nhà tuyển dụng hỹ thu hút ứng viên bằng cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
3. Giới thiệu môi trường làm việc
Nhà tuyển dụng nên danh vài dòng trong JD để giới thiệu văn hóa, nét đặc trưng của doanh nghiệp. Một môi trường làm việc hòa đồng sẽ dễ dàng thu hút các ứng viên hơn. Do đó, bạn có thể tóm tắt vài nét về những ưu điểm nổi bật của doanh nghiệp cùng các cơ hội thăng tiến.
Tóm lại, một bản mô tả công việc chuyên nghiệp sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về vị trí tuyển dụng và giúp tìm được ứng viên nhanh chóng hơn. Ngày nay, JD là thứ luôn gắn liền với lĩnh vực tuyển dụng và việc làm, vì thế nhà tuyển dụng và ứng viên cũng đều quan tâm đến JD.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu được JD là gì và những vấn đề liên quan đến bản mô tả công việc vụ thể. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ này, doanh nghiệp của bạn sẽ có những bản JD tốt nhất cho các vị trích công việc khác nhau và tìm được ứng viên phù hợp nhất.