Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân, cách điều trị

Khi thời tiết giao mùa với đặc điểm như nồm ẩm, nhiệt độ thay đổi đột ngột là nguyên nhân khiến các loại virus, vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu. Nếu không được điều trị đúng cách bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây của arizonalawonline.com sẽ giúp bạn hiểu rõ thủy đậu là gì? Đừng bỏ lỡ nhé.

I. Thủy đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ
Thủy đậu là một bệnh lý lành tính, do virus varicella zoster (viết tắt là VZV) gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em là những đối tượng dễ bị nhất.
Bệnh thủy đậu có khả năng lây nhiễm nhanh chóng, đặc biệt khi thời tiết nồm ẩm bệnh thường bùng phát mạnh nhất. Biểu hiện của bệnh là những mụn nước mọc khắp cơ thể, thậm chí trong cả miệng.
Thông thường, những người mắc thủy đậu rồi sẽ không mắc lại nữa vì đây là căn bệnh miễn dịch 1 lần. Thế nhưng, ngay cả khi đã khỏi bệnh thì cơ thể vẫn còn tồn tại virus varicella nhưng không gây bệnh. Nếu gặp những điều kiện thuận lợi như suy nhược cơ thể, sang chấn tinh thần, hệ miễn dịch suy giảm… thì chúng sẽ hoạt động trở lại và gây ra bệnh zona thần kinh.

II. Triệu chứng bệnh thủy đậu

Những triệu chứng của bệnh thủy đậu là gì? Ở giai đoạn ủ bệnh, người bệnh thường không có những dấu hiệu bất thường. Chỉ khi giai đoạn này kết thúc, những triệu chứng của bệnh mới được bộc lộ cụ thể.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu thường được chia thành 4 giai đoạn chính, đó là:
  • Giai đoạn ủ bệnh: đây là giai đoạn từ khi cơ thể nhiễm virus cho đến khi phát bệnh, thường kéo dài trong khoảng 10 -14 ngày. Ở giai đoạn này, bệnh thường không có dấu hiệu gì đặc biệt nên rất khó phát hiện.
  • Giai đoạn khởi phát: lúc này, người bệnh thường có những biểu hiện như đau đầu, nổi hạch, phát ban, sốt nhẹ…
  • Giai đoạn toàn phát: mụn nước bắt đầu lan khắp thân, người bệnh bị sốt. Trong một số trường hợp, cơ thể còn xuất hiện những mẩn đỏ nhỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu.
  • Giai đoạn hồi phục: sau khoảng 7 -10 ngày, các mụn nước sẽ bắt đầu vỡ và khô dần, đóng vảy; da non bắt đầu được tái tạo. Dịch mụn nước cũng bắt đầu chuyển từ màu trong suốt sang vàng và đóng vảy. Quá trình đóng vảy cần từ 1-3 tuần, sau đó bong dấn và để lại những dát màu hồng nhẹ.

III. Bệnh thủy đậu có lây không?

Thủy đậu có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu điều trị sai cách
Như đã chia sẻ khi giải thích thủy đậu là gì, đây là bệnh truyền nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua giọt nước bọt được tiết ra từ đường hô hấp như ho, nói chuyện, hắt hơi hoặc lây từ chất dịch ở những mụn nước.
Bên cạnh đó, thủy đậu còn lây nhiễm gián tiếp qua những đồ dùng bị nhiễm chất dịch của mụn nước như bàn chải đánh răng, khăn mặt…

IV. Những biến chứng nguy hiểm của thủy đậu

Dù là bệnh lành tính nhưng thủy đậu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Một số biến chứng của thủy đậu là:
  • Nhiễm trùng, lở loét các mụn nước sau khi vỡ, gây chảy máu. Biến chứng này thường gặp ở trẻ nhỏ do hay dùng tay để gãi ngứa, bóp vỡ mụn nước.
  • Viêm não, viêm màng não. Biến chứng này có thể xảy ra ở mọi người bệnh, tuy nhiên người lớn thường dễ gặp hơn. Các triệu chứng đi kèm gồm có sốt cao, co giật, hôn mê, rung nhãn cầu…
  • Viêm phổi thủy đậu. Biến chứng nguy hiểm này thường xảy ra ở người trưởng thành vào ngày thứ 3-5 sau khi phát bệnh với biểu hiện như ho ra máu, tức ngực, khó thở…
  • Viêm cầu thận, viêm thận với các triệu chứng như tiểu ra máu, suy thận.
  • Phụ nữ mang thai nếu mắc thủy đậu 5 ngày trước sinh có thể lây nhiễm sang con khiến trẻ bị khuyết tật khi sinh ra hoặc tử vong.
  • Gây viêm thanh quản, viêm tai giữa. Các nốt mụn thủy đậu mọc ở khu vực này có thể gây ra nhiễm trùng, lở loét.

V. Biện pháp phòng ngừa, điều trị thủy đậu

1. Phương pháp điều trị

Nên bôi thuốc tím vào những mụn thủy đậu để kháng viêm
Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu, chỉ có phương pháp hỗ trợ điều trị. Là bệnh lành tính nên bạn có thể tự điều trị thủy đậu tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Với những trường hợp bị biến chứng thì cần điều trị tại bệnh viện theo đúng liệu trình để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, để bệnh thủy đậu thuyên giảm nhanh, điều trị an toàn, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
  • Nên mặc quần áo rộng, chất liệu mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ mụn nước, tránh gió.
  • Không cãi, nặn, bóp mụn nước thủy đậu vì có thể khiến dịch lây lan rộng hơn.
  • Giữ vệ sinh cơ thể bằng các loại dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm nhẹ nhàng, không được dùng nước lạnh, nước quá nóng.
  • Nếu thấy dấu hiệu của những biến chứng thủy đậu, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
  • Chủ động cách ly với người thân trong gia đình để không lây nhiễm sang người khác.
  • Với những mụn nước thủy đậu, bạn có thể dùng thuốc tím để bôi nhằm kháng viêm, ngăn ngừa để lại sẹo.
  • Khi mụn nước bị vỡ, nên dùng dung dịch xanh Methylen bôi. Tuyệt đối không dùng thuốc đỏ, thuốc mỡ Tetaxilin hay mỡ Penixilin.

2. Biện pháp phòng ngừa

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu tốt nhất chính là tiêm phòng vắc xin. Nếu gia đình có trẻ nhỏ, bố mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng để tiêm phòng.
  • Mũi 1: tiêm cho trẻ trên 1 tuổi
  • Mũi 2: tiêm cho trẻ từ 1 đến 13 tuổi; thời gian tiêm cách mũi 1 tối thiểu là 3 tháng. Trẻ trên 13 tuổi, tiêm cách mũi 1 ít nhất là 1 tháng.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu rõ thủy đậu là gì cũng như cách nhận biết, sàng lọc nguyên nhân gây bệnh, qua đó biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.